Sách Khổng Tử cung cấp những thông tin toàn diện, cùng sự phân tích có chiều sâu về cuộc đời, nhân cách, tư tưởng của Khổng Tử từ khi còn nhỏ cho đến khi làm quan, tham gia chính sự, dạy học và về già.
Trong 266 trang giấy, Nguyễn Hiến Lê đã công phu tìm tòi, chắt lọc ra những thông tin mà ông cho là đáng tin nhất về Khổng Tử. Dựa vào đó, tác giả làm sáng tỏ tri thức của bậc thánh nhân này. Nguyễn Hiến Lê còn mạnh dạn “phán đoán” những thông tin nào không đáng tin để người đọc tránh đi vào con đường ngộ nhận.
Jessica Thảo Nguyễn xin chia sẻ với bạn đọc phần review sách Khổng Tử do học giả Nguyễn Hiến Lê biên soạn, để độc giả có những thông tin hữu ích trước khi ra quyết định mua sách.
Disclosure: Một số đường link có thể là affiliate links. Có nghĩa là nếu bạn đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm qua những links này (không phát sinh thêm chi phí cho bạn), Chúng tôi có thể nhận được một khoản hoa hồng.
Review Nội dung chính của sách Khổng Tử
MUA SÁCH TRÊN TIKI, SHOPEE tại đây:
+ Tiki: https://ti.ki/erG9JoJM/ONQDTK82
+ Shopee: https://shope.ee/5fDWEwMRzX
Trước tiên phải kể đến tác giả Nguyễn Hiến Lê đã có công thu thập tài liệu, dịch thuật và phân loại có hệ thống thành từng chuyên mục để độc giả dễ theo dõi và đi sâu vào từng vấn đề.
Nội dung chính của sách Khổng Tử được Nguyễn Hiến Lê phân làm bảy chương như sau:
Chương I: Từ Nghiêu Thuấn tới Khổng Tử
Chương II: Đời sống – tổng quan về cuộc đời Khổng Tử
Chương III: Con người – lối sống, tư cách, tính tình
Chương IV: Môn sinh
Chương V: Tư tưởng chính trị – thuyết chính danh, đức trị, tu thân
Chương VI: Chính sách trị dân – dưỡng dân, giáo dân, chính hình, võ bị
Chương VII: Đạo làm người
Phải công nhận rằng việc tóm lược các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa cổ đại từ thời Nghiêu Thuấn đến đời Khổng Tử rất hữu ích, giúp độc giả nhìn nhận được phần nào sự ảnh hưởng của quá khứ đến tư tưởng nhân sinh của vị thánh Khổng này.
Review giá trị tri thức mà sách Khổng Tử mang lại
MUA SÁCH TRÊN TIKI, SHOPEE tại đây:
+ Tiki: https://ti.ki/erG9JoJM/ONQDTK82
+ Shopee: https://shope.ee/5fDWEwMRzX
Nguyễn Hiến Lê đã mang đến cho độc giả những nguồn kiến thức có chọn lọc mà ông cho rằng đã thể hiện được chân dung Khổng Tử, một nhà chính trị lỗi lạc, một nhà hiền triết, một bậc thánh nhân của phương Đông.
Giá trị tri thức của sách Khổng Tử chủ yếu được tác giả căn cứ vào những câu nói có chọn lọc của Khổng Tử được học trò ghi lại trong bộ Luận Ngữ.
Hậu thế thường được biết đến tri thức của Khổng Tử thông qua Tứ Thư (Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh. Tuy nhiên, Nguyễn Hiến Lê cho rằng bộ Đại Học thể hiện nhiều quan điểm của Tăng Tử; bộ Trung Dung thì thể hiện nhiều quan điểm của Tử Tư; tương tự, bộ Mạnh Tử thể hiện nhiều quan điểm của Mạnh Tử. Chỉ riêng Luận Ngữ được các môn sinh của Khổng Tử ghi lại giống như dạng Nhật Ký nhất cử, nhất ngôn của thầy Khổng mà ít sự thêm thắt câu từ.
Nguyễn Hiến Lê đã chia sẻ phần bình luận của mình đối với những lời dạy đó, để chúng ta có thêm ý nhằm hiểu hơn giá trị nhân sinh mà Khổng Tử muốn truyền đạt.
Thuyết chính danh, tu thân, đức trị là những điểm nổi bật trong tư tưởng chính trị của nhà tư tương Khổng Tử. “Chính giả, chính dã” như là một châm ngôn của Khổng Tử nhắc nhở các bậc cai trị phải biết tự sửa mình cho đúng, để hành động cho chuẩn mực.
Nói về chính sách trị dân thì Khổng Tử đề cao và thiên vị về việc giáo dân và dưỡng dân. Việc giúp dân có đời sống được ấm no, có được việc làm để sinh nhai được ông rất đỗi quan tâm. Việc giáo dân còn được ông quan tâm hơn cả, vì tri thức người dân được nâng cao thì việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ mới đi theo con đường chính đạo được.
Khổng Tử không chủ trương dùng chính hình trong việc trị dân. Tuy nhiên, để đưa dân vào khuôn phép thì bất đắc dĩ vẫn phải dùng khi cần, như câu nói của ông “dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội, nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính.”
Võ bị muốn sử dụng thì Khổng Tử cho rằng cần đào tạo dân kỹ càng trước khi cho xông trận. Ông quan điểm “phải dạy dỗ dân rồi mới bắt dân đánh giặc, nếu không tức là bỏ dân”.
Đạo làm người được Khổng Tử đặc biệt đề cao, khi truyền dạy cho môn sinh cũng rất nắn nót và khúc chiết. “Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?” theo đó nhà hiền triết họ Khổng nhấn mạnh đức nhân là đức gốc mà con người không được quên. “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” tức là cái mà bản thân mình không muốn thì cũng đừng áp đặt lên người khác… Còn nhiều những lời dạy nhân sinh giá trị của vị hiền triết, chính trị gia Khổng Tử mà Jessica không thể kể hết trong bài review này.
Vì sao nên mua sách Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê?
Sách Khổng Tử chỉ bao gồm 266 trang, tương đối nhỏ gọn dễ đọc, dễ dàng mang theo trong những chuyến công tác. Những người bận rộn, không có nhiều thời gian nghiên cứu về Khổng Tử thì càng nên mua cuốn sách này. Nguyễn Hiến Lê đã thay ta hệ thống từ các giai đoạn lịch sử, đời sống đến tư tưởng của nhà hiền triết này.
Do việc chia làm từng phần nội dung về đạo, đời, quan điểm trị dân, tư tưởng chính trị,…nên có một số câu đa nghĩa, hoặc một số câu chuyện sẽ được tác giả nhắc lại khi nói về nội dung liên quan. Tuy nhiên, Jessica cho rằng điều này không làm ảnh hưởng đến sự rành mạch, súc tích của nội dung.
Sách Khổng Tử có vỏ bìa được thiết kế nhẹ nhàng, tao nhã. Vẻ ngoài không quá bắt mắt nhưng cũng dễ tìm trong kệ sách.
Tựu chung lại, theo Jessica Thảo Nguyễn đánh giá thì sách Khổng Tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê là cuốn sách đáng đọc, đáng mua, đáng suy ngẫm. Không chỉ khai thác các giá trị nhân sinh của Khổng Tử dưới quan điểm biện chứng, Nguyễn Hiến Lê còn truyền cảm hứng cho độc giả được tự tư duy, nghiền ngẫm cùng ông.
Jessica Thảo Nguyễn
Xem Thêm:
Review Top 3 tiểu thuyết lịch sử hay nhất
Khổng Tử | nhân cách, quan điểm làm nên thánh nhân
Chu Văn An | phong cách dạy học, chân dung “vạn thế sư biểu”