8 bài học kinh điển từ nhà soạn nhạc thiên tài Mozart

8 bài học kinh điển từ nhà soạn nhạc thiên tài Mozart

Âm nhạc có tác dụng phản ánh trí tuệ, tư tưởng, cũng như tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến cảm xúc của con người như câu nói “Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc”, Nó làm rung động tình cảm lắng đọng trong tâm hồn, Chắp cánh cho sức tưởng tượng được bay bổng. Bản thân âm nhạc muôn màu muôn vẻ nên nó làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Có loại nhạc giúp ta giải tỏa những căng thẳng, muộn phiền; có loại nhạc cổ vũ khích lệ tinh thần; có loại nhạc giúp chúng ta phát triển trí não. Trong bài viết này chúng tôi xin gửi đến bạn những bài học kinh điển từ những câu chuyện về nhà soạn nhạc Thiên Tài người Áo Mozart, ông được coi là thiên tài âm nhạc trong thể loại nhạc cổ điển Châu Âu, và những bài học giá trị được rút ra từ cuộc đời của ông.

Mozart
Mozart

Wolfgang Amadeus Mozart (27 tháng 1 năm 1756 – 5 tháng 12 năm 1791) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các thể loại nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy một số bản nhạc của ông bị một số người chê bai trong thời điểm đó, nhưng ông được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng “hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm”.

1.   Học đàn từ năm 4 tuổi, sáng tác nhạc lúc 5 tuổi

Chân dung của Mozart thời thơ ấu
Chân dung của Mozart thời thơ ấu

Khi chị gái của Mozart là Nannerl lên 7 tuổi, cô bé bắt đầu được cha dạy các bài học về chơi đàn phím, trong lúc đó cậu em trai 3 tuổi Mozart ngồi nhìn. Nhiều năm sau khi Mozart mất, người chị gái đã hồi tưởng lại: “Cậu ấy thường dành nhiều giờ liền trên phím đàn, lựa chọn các quãng 3 mà cậu ấn tượng sâu sắc nhất và niềm vui của cậu hiện rõ khi nó nghe có vẻ hay…. Ở tuổi lên 4, cha cậu, với một mục tiêu rõ ràng, đã bắt đầu dạy cậu một vài bản nhạc đơn giản trên phím đàn. Với sự mềm mại và chính xác tuyệt vời, cậu chơi đàn không một chút lỗi…. Năm 5 tuổi, cậu đã sáng tác những bản nhạc đầu tiên trong khi chơi với cha và Leopold là người ghi lại. 

Theo hồi ký Nannerl Notenbuch.

Những quãng 3 nhạc đầu tiên trong một vài tuần ở các phần các nhau: KVs 1a,1b and 1c.

Luận bàn

 Người cha của Mozart quả là người thầy tài năng khi ông đã cho con của mình hoà mình vào âm nhạc từ bé để có sự cảm thụ âm nhạc từ rất sớm. Bản thân Mozart ngoài tài năng thiên bẩm về âm nhạc, câu bé còn có phải có được sự quan sát nhạy bén và khả năng tiếp thu vượt trội để có thể chơi đàn không một chút lỗi như đánh giá trên của người chị. Bài học rút ra: tài năng vốn không đợi tuổi, bất cứ khi nào có sự chuyên tâm và chọn đúng lĩnh vực của mình thì tài năng sẽ toả sáng bên cạnh năng khiếu thiên bẩm.  Do vậy vai trò của người làm cha mẹ rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho con mình tìm được đam mê phù hợp và phát huy tài năng.

2.    Tạo cảm hứng để cha dành trọn vẹn thời gian để dạy nhạc cho mình

Cậu bé Mozart đã tỏ ra xuất sắc trong việc phát triển xa hơn những gì cậu được dạy. Những sáng tác đầu tiên đầy vết mực loang của Mozart và những kết quả đạt được cho thấy trí tuệ phát triển sớm với đàn vĩ cầm là nhờ óc sáng tạo của chính bản thân cậu bé và mang đến sự ngạc nhiên vô cùng lớn cho người cha. Ông Leopold cuối cùng đã từ bỏ sự nghiệp sáng tác để tập trung phát triển tài năng của con trai, mà tài năng đó đang ngày càng nở rộ. Trong những năm đầu đời, cha Mozart là giáo viên duy nhất của ông. Cùng với âm nhạc, cha ông đã dạy các con mình nhiều ngoại ngữ và các môn học thuật.

Luận bàn

Cha của Mozart là một nhà soạn nhạc, một nhạc công đang trên hành trình phát triển sự nghiệp, nhưng để người cha này gác lại sự nghiệp sáng tác của mình để tập trung phát triển tài năng cho con trai thì hẳn là bản thân cậu bé Mozart đã thể hiện được sâu sắc sự đam mê, sự chăm chỉ tập luyện để thả hồn vào các sáng tác của mình mới có tạo được cảm hứng và sức thuyết phục to lớn đến quyết định của người cha như vậy. Chúng ra rút ra bài học rằng muốn thuyết phục được người khác đầu tư cho mình hoặc dự án của mình thì phải cho họ thấy được sự khả thi, tiềm năng, sự đam mê và sự tận tâm cháy hết mình cho công việc.

3.    Cùng gia đình vượt qua nhiều hành trình, 6 tuổi được biết đến như một thần đồng âm nhạc

6 tuổi được biết đến như 1 thần đồng âm nhạc. 8 tuổi biểu diễn cho vua George III. Mozart viết bản giao hưởng đầu tiên năm lên 8 tuổi. Có thể cha ông đã chuyển biên hầu hết cho ông. 12 tuổi Chơi nhạc cho Nữ hoàng Áo Maria Theresia tại kinh đô Viên. Trong thời gian này ông đã viết nhạc cho các vở opera La finta semplice và Bastien and Bastienne.

Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên 13 tuổi, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng Giám mục tại Salzburg là Sigismund von Schrattenbach (1753 – 1771) đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt giao hưởng và nhạc phụng sự cho giáo hội.

Luận bàn

Như câu nói: “cái rễ của sự nỗ lực thì đắng nhưng trái của nó thì ngọt”, trong suốt thời niên thiếu, Mozart cùng gia đình đã thực hiện nhiều chuyến đi khắp châu Âu mà tại đó Mozart và chị gái được biết đến như những thần đồng. Đằng sau những hào quang đó, thì thực tế là Những chuyến đi này thường gặp khó khăn do điều kiện đi lại còn thô sơ. Cả gia đình phải đợi thư mời và tiền hoàn trả từ giới quý tộc và họ phải chịu đựng các căn bệnh hiểm nghèo, dai dẳng xa nhà: đầu tiên là ông Leopold (London, mùa hè năm 1764), sau đó đến hai con (The Hague, mùa thu năm 1765).

Thế mới thấy nghị lực phi thường của cậu bé Mozart nói riêng, cả gia đình cậu bé nói chung luôn bên nhau cổ vũ và vun đắp cho sự đam mê của con. Bài học rút ra: Cho dù bạn là ai, để đạt được thành công thì luôn cần sự cổ vũ của những người thân yêu. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, cổ vũ, đồng hành và tạo động lực cho con cái.

4.    Học hỏi văn hoá âm nhạc từ nhiều quốc gia trong những lần lưu diễn

Thuở niên thiếu, Mozart thường xuyên lưu diễn tại nhiều cung điện và nhiều vùng tại châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Cộng Hoà Séc, Ý,… Qua những chuyến đi đó, ông được tiếp xúc với nhiều phong cách âm nhạc khác nhau – đặc biệt là của Ý và Đức. Ông đã rất thành công trong việc kết hợp hình thức chủ điệu của Ý với phức điệu của Đức. 

Tại Milano, Mozart đã viết vở nhạc kịch Mitridate, re di Ponto (1770) và đã được trình diễn tạo nên thành công. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các vở nhạc kịch sau này. Ông cùng cha trở lại Milan 2 lần (tháng 8–tháng 12 năm 1771; tháng 10 năm 1772 – tháng 3 năm 1773) với việc sáng tác và cho ra mắt Ascanio in Alba (1771) và Lucio Silla (1772). Cuối chuỗi hành trình cuối cùng ở Ý, Mozart đã viết nên những tác phẩm thánh ca độc tấu đầu tiên, mà vẫn còn được trình diễn rộng rãi cho đến ngày nay, Exsultate, Jubilate, K. 165.

Năm 1787, Trong chuyến viếng thăm Praha được mời viết một vở opera. Sau đó ông đã viết vở opera Don Giovanni và Eine kleine Nachtmusik. Năm 1789, sau khi tới thành Berlin, ông đã đầu viết vở opera Cosi fantutte.

Bài học rút ra

 Bất cứ nơi nào bạn đến, nơi nào bạn qua, những người mà bạn gặp đều có điều gì đó rất hay để cho chúng ta học hỏi. Hãy biến những điều đó trở thành động lực cho công việc, hỗ trợ cho việc sáng tác của bạn để sáng tạo nên những điều thật hay ho, giá trị.

5.    Áp dụng tỉ lệ vàng trong sáng tác nhạc

Người ta thường nói rằng Mozart rất thích toán học. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện những phương trình toán học được viết ngoài lề của một số tác phẩm. Điều này dấy lên câu hỏi về việc Mozart có thể đã sử dụng Toán học trong quá trình sáng tác.

Không ai trả lời thỏa đáng tần suất áp dụng “tỷ lệ vàng” trong âm nhạc của ông nhưng có nhiều bằng chứng xác đáng chứng minh điều này. Kiểm tra các bản sonata piano, hoặc thậm chí toàn bộ các chương trong vở opera của ông (Màn II của “Cosi fan Tutti” là một ví dụ tuyệt vời), người ta có thể thấy rằng “tỷ lệ vàng” được áp dụng trong các bản nhạc một cách chuẩn xác.

Ở dạng sonata, các movement thường được chia thành một phần mô tả, theo sau đó là một phần phát triển và một phần tóm tắt lại. Ví dụ như: trong tác phẩm The first movement: Sonata No.1 in C major chứa 100 ô nhịp được chia hoàn hảo thành hai phần – 38 ô nhịp ở phần đầu tiên và 62 ô nhịp ở phần thứ hai; tỷ lệ 0,618; giống như “tỷ lệ vàng (Golden Section). Nó không xuất hiện trong mọi tác phẩm nhưng nó có tần suất xuất hiện đáng kể gây sự ngạc nhiên cho không ít nhà nghiên cứu. 

6.   Giao lưu với những nhà soạn nhạc nổi tiếng

Trong chuyến đi lưu diễn, Mozart đã gặp một số nhạc công và tự mình làm quen với các tác phẩm của các nhạc công khác. Một trong những sự ảnh hưởng quan trọng đó là Johann Christian Bach, người mà Mozart ghé thăm ở London trong năm 1764 và 1765. Gia đình ông lại tới Vienna vào cuối năm 1767 và ở lại đó cho đến tháng 12 năm 1768. Năm 1789, Mozart đã chơi các tác phẩm organ của Bach.

Mozart đã gặp Josef Mysliveček và Giovanni Battista Martini ở Bologna và được nhận làm thành viên của dàn nhạc giao hưởng Học viện nghệ thuật Accademia Filarmonica danh tiếng trong khoảng thời gian những năm 1769 – 1771.

Vào khoảng những năm 1771, Mozart đã gặp Haydn khi người nhạc sĩ này đang viếng thăm thành Viên. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau.

Vào năm 1787, khi 31 tuổi, Mozart đã có cuộc gặp gỡ với nhạc sĩ thiên tài Beethoven. Lúc ấy Beethoven 17 tuổi đã viếng thăm ông khi đến thành Viên.

Bài học rút ra

trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta cũng nên có những người bạn chung chí hướng để chia sẻ đam mê, chia sẻ kiến thức, chia sẻ cơ hội và cùng hỗ trợ cho nhau.

7.    Tạo không gian sáng tạo riêng cho bản thân

Mozart thấy rằng sự cô lập làm tăng khả năng sáng tạo cho mình
Mozart thấy rằng sự cô lập làm tăng khả năng sáng tạo cho mình

Mozart thấy rằng sự cô lập là ngọn lửa châm cho sự sáng tạo của mình. Mozart từng viết, “khi tôi… hoàn toàn là chính mình, hoàn toàn ở một mình… hay trong những đêm không ngủ, đó là lúc ý tưởng của tôi tuôn trào tốt nhất và dào dạt nhất. Những ý tưởng này từ đâu ra, tôi không biết và tôi cũng không thể ép buộc chúng theo ý mình.”

Bài học rút ra

Hãy dành thời gian cho chính mình. Hãy cho mình không gian riêng để lắng đọng và làm ra những điều tuyệt vời.

8.    Óc sáng tạo âm nhạc bất chấp hoàn cảnh khó khăn tài chính

Mozart, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze (1762 – 1842), em gái của người yêu cũ Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chính, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn.

Không có khả năng để giữ một dự định lâu dài, Mozart lại soạn giáo trình và viết nhạc để kiếm tiền. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình.

Một thời gian sau, ông đạt được kết quả đáng kể. Thành công vang dội sau vở opera Le nozze di Figaro (Đám cưới Figaro), Mozart du lịch tới Praha, nơi ông được ủy nhiệm viết một opera mới. Hợp tác với văn hào Lorenzo da Ponte, trong năm 1787, Mozart hoàn thành vở Don Giovanni. Đa số mọi người khen ngợi, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc của ông ngày càng khó tiếp cận hơn. Phong thái âm nhạc nhẹ nhàng trước đây của ông đang biến mất dần; nhạc công và thính giả có nhiều lời than phiền là ngày càng khó cảm thụ hơn.

10 năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. 3 bản giao hưởng cuối cùng, được viết trong vòng 6 tuần lễ vào năm 1788 đã không bao giờ được trình tấu lúc sinh thời của ông. 

Ngày 6/9/1791 tác phẩm La clemenza di Tito hoàn thành. Cũng trong tháng 9/1791, tác phẩm Die Zauberflote được hoàn thành và trình diễn. Mozart viết tiếp Requiem, nhưng không thể hoàn thành nó. Phiên bản hoàn chỉnh của Requiem (được hoàn thiện bởi Franz Xaver Sussmayr) đã được chơi tại đám tang của Mozart. Ngoài ra, tác phẩm cũng được trình diễn tại lễ an táng của Napoléon I vào năm 1840 và tại đám tang của Frederick Chopin năm 1848. (Requiem (nhạc cầu siêu) là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Mozart. Nhiều người tin rằng chính Mozart viết tác phẩm này cho chính mình. Tuy nhiên cũng có lời đồn rằng: một bá tước bí ẩn Franz von Walseg nói rằng ông đã tự viết nó cho đám tang của vợ mình. Đây là một trong nhiều câu chuyện xoay quanh Requiem, mỗi câu chuyện cần được xem xét. Vì không biết ai là người viết bản Requiem, khiến nhiều người tin rằng Mozart được trả tiền để viết bản Requiem cho đám tang của chính mình.  Như vậy, Tổng cộng, những năm này ông đã sáng tác những hơn 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau.

Bài học rút ra

cho dù là nhà soạn nhạc thiên tài nhưng nếu gia đình không có kỹ năng quản lý tài chính giỏi thì khó khăn tài chính sẽ đeo bám. Cho dù có khó khăn thế nào, thì khi bắt tay vào công việc, đặc biệt là công việc sáng tác hãy dành tất cả tâm hồn để hoàn thành, biến khó khăn thành động lực cho công việc, để những thành tựu đạt được thật vang dội bù đắp cho những tháng ngày lao động vất vả. Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Không con đường nào dẫn tới vinh quang lại trải đầy hoa.

Biên tập và biên soạn bởi Jessica Thảo Nguyễn

Tham khảo

Wikipedia

thegioinhaccu.com.vn

Xem thêm

50 câu nói bất hủ của Hoàng đế vĩ đại Napoleon Bonaparte

48 câu nói hay của nhà văn nổi tiếng Mark Twain

43 Câu nói hay của Thomas Edison

Youtube Ý Nghĩa Sống

Youtube Jessica Thảo Nguyễn

Tiktok Jessica Thảo Nguyễn

Fanpage Jessica Thảo Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang