100 câu nói Tôn Tử

100 câu nói tinh hoa của Tôn Tử về phép dụng binh

Tôn Tử (còn gọi là Tôn Vũ, Ngô Tôn Tử, tên chữ là Trường Khanh) là một danh tướng kiệt xuất của nước Ngô trong thời Xuân Thu của Trung Hoa. Cuốn Binh Pháp Tôn Tử do ông sáng tác là một di sản vĩ đại, một tuyệt tác về binh thư nổi tiếng khắp thế giới. Qua nhiều giai đoạn lịch sử, những câu nói về binh pháp của Tôn Tử luôn là tài liệu quý giá về quân sự và kinh doanh dành cho các bậc vua sáng, tướng giỏi, các chiến lược gia. Dưới đây Jessica Thảo Nguyễn xin chia sẻ 100 câu nói tinh hoa của Tôn Tử về phép dụng binh.

33 câu nói của vua dầu mỏ John D.Rockefeller về bí quyết thành công

100 câu nói của Napoleon Hill về truyền động lực thành công

  1. “Hãy tỏ ra yếu đuối khi bạn mạnh mẽ và hãy tỏ ra mạnh mẽ khi bạn yếu đuối.”
  2. “Bách chiến bách thắng cũng chưa phải cách sáng suốt trong sự sáng suốt. Không cần đánh mà làm kẻ địch khuất phục mới gọi là cách sáng suốt nhất trong sự sáng suốt.”
  3. “Thượng sách trong việc dùng binh là lấy mưu lược để thắng địch, kế đó là thắng địch bằng ngoại giao, kế nữa là dùng binh thắng địch, hạ sách là tấn công thành trì.”
Câu nói tinh hoa của Tôn Tử
Câu nói tinh hoa của Tôn Tử
  1. “Tất cả các cuộc chiến đều dựa trên sự dối trá. Do đó, khi chúng ta có thể tấn công, chúng ta phải giả như không thể; khi chúng ta điều binh, chúng ta phải tỏ ra án binh bất động; khi chúng ta ở gần, chúng ta phải làm cho đối phương tin rằng chúng ta đang ở xa; khi ở xa, chúng ta phải làm cho chúng tin rằng chúng ta đang ở gần.”
  2. “Tấn công là bí mật của phòng thủ; phòng thủ là kế hoạch của một cuộc tấn công.”
  3. “Biết kẻ địch cho phép bạn tấn công, biết chính mình cho phép bạn đứng trong thế phòng thủ.”
  4. “Bạn có thể đảm bảo an toàn cho hàng phòng thủ nếu chỉ giữ những vị trí không thể bị tấn công.” “Bạn có thể chắc chắn thành công nếu chỉ tấn công những nơi không phòng thủ, hành động khi chúng không ngờ tới.”
  5. “Người giỏi tấn công là người có thể làm cho quân địch không biết nơi mà phòng thủ. Người giỏi phòng thủ là người có thể làm cho quân địch không biết nơi mà tấn công.”
  6. “Nếu địch bố trí phòng thủ ở khắp nơi, địch sẽ bị yếu khắp nơi, nơi ta muốn tấn công sẽ có ít địch.”
  7. “Biết địch, biết ta thì không cần sợ kết quả trăm trận. Nếu chỉ biết ta chứ không biết địch, đối với mỗi chiến thắng đạt được, ta cũng sẽ phải chịu một thất bại. Nếu ta không biết kẻ địch cũng như bản thân mình, ta sẽ bị thua trong mọi trận chiến.”
  8. “Để hiểu đối thủ của bạn, bạn phải trở thành đối thủ của bạn.”
  9. “Tướng giỏi dùng binh sẽ biết biến hóa tác chiến như trời đất không bao giờ cùng đường,  như sông biển không bao giờ cạn nước. Như mặt trăng mặt trời, lặn rồi lại mọc; như bốn mùa thay đổi, qua rồi lại đến.”
Câu nói nổi tiếng của Tôn Tử về cách dụng binh
Câu nói nổi tiếng của Tôn Tử về cách dụng binh
  1. “Vì vậy, người giỏi dụng binh là người sẽ dẫn dắt kẻ địch, nguỵ trang để kẻ địch làm theo ý của mình.”
  2. “Khi kẻ địch mạnh mẽ, hãy tránh chúng. Nếu chúng hăng hái, hãy làm chúng chán nản. Hãy làm ra vẻ khiêm tốn, yếu đuối để chúng tự phụ, kiêu ngạo. Nếu chúng nóng nảy, hãy chọc tức chúng sao cho có lợi cho ta. Nếu chúng cảm thấy nhàn hạ, hãy vắt kiệt sức lực của chúng. Nếu chúng hợp nhất, hãy làm cho chúng ly tán. Tấn công điểm yếu của chúng. Đổ ra tấn công trước sự ngạc nhiên của chúng.”
  3. “Khi kẻ địch nhàn hạ, hãy làm cho chúng vất vả. Khi chúng no, hãy làm chúng đói. Khi chúng ổn định, hãy làm chúng bất ổn.”
  4. “Toàn bộ bí mật nằm ở chỗ làm cho kẻ địch bối rối, để hắn không thể hiểu được ý định thực sự của chúng ta.”
  5. “Hãy khiêu khích kẻ địch, và tìm hiểu nguyên tắc hành động hoặc không hành động của chúng. Buộc chúng phải bộc lộ bản thân, để tìm ra những điểm dễ bị tổn thương của chúng.”
  1. “Vì vậy, trong chiến đấu, phương pháp tác chiến là phải biết tránh chỗ mạnh và tấn công chỗ yếu.”
  2. “Ngay cả thanh kiếm tốt nhất được nhúng vào nước muối cuối cùng cũng sẽ bị gỉ.”
  3. “Hãy để cho kế hoạch của bạn bí ẩn và không thể xuyên thủng như màn đêm, và khi bạn di chuyển thì giáng xuống như một tiếng sét.”
  4. “Hãy di chuyển thần tốc như Gió cuốn và hành động chậm rãi thì lừng khừng như rừng rậm. Khi tấn công thì như Ngọn lửa và khi phòng thủ thì như Núi đá.”
  1. “Hãy cực kỳ tinh tế thậm chí đến mức vô hình. Cực kỳ bí ẩn đến mức bặt vô âm tín. Qua đó bạn có thể là người định đoạt số phận của đối thủ.”
  1. “Nếu ta khiến địch bộc lộ thực lực mà ta thì vô hình, thì ta có thể tập trung lực lượng của mình trong khi địch thì phân tán. Đỉnh cao trong việc triển khai quân sự là bí ẩn, vô hình. Khiến cho mật thám của địch cũng chẳng hiểu biết được ta. Không để người khôn ngoan biết mà chống lại.”
  2. “Hãy làm hoang mang, đánh lạc hướng và gây bất ngờ cho quân địch.”
  3. “Khi bạn bao vây một đội quân, hãy cho chúng một con đường rút lui. Đừng ép kẻ thù đi đến tận cùng của tuyệt vọng.”
  4. “Dùng binh đánh giặc, chỉ nghe nói trong tốc thắng có những thiếu sót vụng về chứ không bao giờ có việc kéo dài cuộc chiến mà có lợi cho quốc gia cả.”
  5. “Trong chiến trận, mục tiêu lớn lao là chiến thắng cuối cùng, chứ không phải kéo dài trận chiến. Nếu kéo dài thời gian, quân đội sẽ mệt mỏi, nhuệ khí sẽ suy giảm; tấn công thành trì sẽ hao hết sức chiến đấu, quân đội tác chiến ở ngoài lâu có thể làm nền tài chính của quốc gia gặp khó khăn. Nếu quân đội mỏi mệt, nhuệ khí suy giảm thì lúc đó cho dù là người tài giỏi sáng suốt đến đâu cũng không thể cứu vãn được tình thế.” 
  6. “Chúng ta có thể biết rằng có năm yếu tố cần thiết để chiến thắng:

1. Biết khi nào nên chiến và khi nào không nên chiến.

2. Biết cách đối phó với cả lực lượng vượt trội và kém hơn.

3. Có quân tướng đồng lòng.

4. Lấy quân có chuẩn bị, đánh quân không chuẩn bị.

5. Tướng giỏi có năng lực quân sự và không bị vua can thiệp.”

  1. “Nghệ thuật quân sự có tầm quan trọng sống còn đối với Quốc gia. Đó là vấn đề của sinh và tử, một con đường dẫn đến an toàn hoặc hủy hoại. Do đó, nó là một chủ đề đòi hỏi không thể bỏ qua.”
  2. “Không một người cai trị nào nên đưa quân vào chiến trường chỉ để thỏa mãn hiếu thắng của chính mình; không có vị tướng nào nên chiến đấu một trận chiến chỉ đơn giản là xuất phát từ cơn thịnh nộ. Nếu thấy lợi thế, hãy tiến lên phía trước; nếu không thấy lợi thế, hãy ở lại. Giận có thể thành vui, hờn có thể thành mừng. Nhưng một vương quốc đã từng bị hủy diệt sẽ không bao giờ có thể hình thành trở lại; người đã mất cũng không bao giờ sống lại được.”
  3. “Không có nhiều hơn năm nốt nhạc, nhưng sự kết hợp của năm nốt nhạc này tạo ra nhiều giai điệu hơn bao giờ hết. Không có nhiều hơn năm màu cơ bản, được kết hợp với nhau chúng tạo ra nhiều màu sắc hơn bao giờ hết. Không có nhiều hơn năm vị cốt yếu, nhưng sự kết hợp của chúng mang lại nhiều hương vị hơn bao giờ hết.”
  1. “Nếu tâm trí sẵn sàng, thể chất có thể tiếp tục tồn tại mà không cần nhiều thứ.”
  2. “Ai muốn chiến đấu trước tiên phải tính được chi phí của cuộc chiến.”
  3. “Người giỏi dụng binh là người không chỉ chiến thắng mà còn chiến thắng một cách xuất sắc.”
  4. “Một dấu hiệu của một người lính vĩ đại là anh ta chiến đấu theo các điều kiện của riêng mình hoặc hoàn toàn không chiến đấu.”
  5. “Có những con đường không được đi theo, có những đội quân không được tấn công, có những thị trấn không được bao vây, những vị trí không được tranh chấp, có những mệnh lệnh của vua không được tuân theo.”
  6. “Khi chủ tướng đối đãi với mọi người bằng lòng nhân từ, công bằng và chính nghĩa, và đặt lại niềm tin vào họ, quân đội sẽ đoàn kết trong tâm trí và tất cả sẽ vui lòng phục vụ chủ tướng của họ.”
  7. “Hãy thuyết phục đối thủ của bạn rằng chúng sẽ thu được rất ít khi tấn công bạn; điều này sẽ làm giảm sự nhiệt tình của chúng.”
  8. “Hãy suy ngẫm và cân nhắc trước khi hành sự.”
  9. “Trước kia người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới đánh bại kẻ địch. Không để bại là do mình, giành chiến thắng là tại địch. Thế nên người giỏi dụng binh có thể làm kẻ địch không thắng được mình, nhưng không chắc làm kẻ địch bị ta đánh thắng. Cho nên nói thắng lợi có thể dự kiến nhưng không nhất thiết đòi hỏi được.”
  10. “Không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Người giỏi thủ ém quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, thế nên bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng (‘thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng’).”
  11. “Vị tướng khi tiến quân mà không tham danh lợi, khi rút lui mà không sợ nhục, chỉ chăm lo cho quyền lợi quốc gia, là viên ngọc quý của quốc gia đó.”
  12. “Không cần tiêu diệt kẻ địch, chỉ cần làm cho anh ta không sẵn sàng tham chiến.”
  13. “Không hành động trừ khi thấy có lợi; không điều binh trừ khi có thể thu về điều gì; không chiến đấu trừ khi có được đất tranh.”
  14. “Không mạo hiểm, không thắng lợi.”
  15. “Người giỏi dùng binh như con suất nhiên. Suất nhiên là một loại rắn được tìm thấy ở vùng núi Thường Sơn. Đánh vào đầu nó thì đuôi nó tấn công; Đánh vào đuôi nó thì đầu nó tấn công; đánh vào giữa thân của nó thì cả đầu và đuôi cùng tấn công.”
  16. “Có năm lỗi nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến một vị tướng:

1. Liều lĩnh – khinh suất, dẫn đến dễ thiệt mạng;

2. Hèn nhát, dẫn đến dễ bị bắt;

3. Tính khí nóng nảy – có thể bị kích động bởi những lời lăng mạ; dẫn đến dễ mắc mưu;

4. Liêm khiết – tự trọng – không chịu được sự xấu hổ; dẫn đến dễ mắc mưu;

5. Lo lắng quá mức, dẫn đến hay bất an.”

  1. “Hãy lập kế hoạch cho những điều khó từ khi nó còn dễ, hãy làm điều lớn từ khi nó còn nhỏ.”
  2. “Bắt đầu bằng cách chiếm lấy một thứ gì đó mà đối thủ coi trọng; sau đó họ sẽ có thể làm theo ý muốn của bạn.”
  3. “Rối loạn đến từ trật tự, sợ hãi đến từ can đảm, yếu đuối đến từ mạnh mẽ.”
  4. “Nếu lời mệnh lệnh không rõ ràng, rành mạch, mệnh lệnh không được quán triệt, thì đáng trách tướng quân. Nhưng, nếu mệnh lệnh rõ ràng và binh lính vẫn không tuân theo, thì đó là lỗi của binh lính.”
  5. “Chỉ có người cai trị sáng suốt và vị tướng khôn ngoan mới sử dụng trí thông minh cao nhất của quân đội cho mục đích do thám, nhờ đó biết trước thông tin và đạt được kết quả to lớn.”
  6. “Ai không biết cái hại của chiến tranh thì không thể đánh giá được cái lợi của nó”
  7. “Do đó, giống như nước không có hình dạng bất biến, nên trong chiến tranh không có điều kiện bất biến.”
  8. “Giả vờ thuận theo ý địch cho đến khi thời cơ đến thì đánh cho địch không kịp trở tay.”
  9. “Khi quân đội của bạn đã vượt qua biên giới, việc đập nồi, đốt thuyền, đốt cầu của mình là để thể hiện rằng bạn không còn khao khát về nhà. Điều này nhằm tỏ ý phải đánh một trận tử chiến, đánh dốc túi, liều một phen.”
  10. “Đối đãi với thuộc cấp như con em, họ sẽ cùng chủ tướng vào hung hiểm. Đối đãi với thuộc cấp như người con yêu quý thì họ sẵn sàng hi sinh để bảo vệ chủ tướng. Nếu chủ tướng đối đãi tử tế nhưng thuộc cấp không tuân lệnh, nếu chủ tướng dùng kỷ cương nhưng thuộc cấp vẫn không thể vào nề nếp thì không thể dùng.”
  11. “Trong trận chiến, không có nhiều hơn hai phương pháp tấn công – trực tiếp và gián tiếp; nhưng hai điều này kết hợp với nhau sẽ tạo ra một loạt các thao tác bất tận.”
  12. “Nước lã chảy xiết cuốn trôi cả đá gạch, đó là nhờ thế nước lũ. Chim ưng vồ mồi chỉ 1 cú có thể xé nát con mồi, đó là dựa vào thế tiết nhanh như chớp nhoáng. Người chỉ huy giỏi là người biết tạo nên thế hiểm hay tiết chớp nhoáng. Thế hiểm như cung đã giương hết mức, tiết chớp nhoáng như lấy nỏ phóng tên, nhanh vô cùng.”
  13. “Người giỏi dụng binh có thể khiến cho đối thủ phải hành động bằng cách tạo ra những tình huống mà đối thủ phải tuân theo; dùng lợi lộc để dẫn dụ địch.”
  14. “Quân lính thì thầm bàn tán là tướng địch không được lòng quân. Quân lính trong trại nhiễu loạn là tướng địch không có uy nghiêm.”
  15. “Những tai họa tồi tệ nhất xảy đến với một đội quân phát sinh từ sự do dự.”
  1. “Các bậc vua sáng, tướng giỏi đạt được vô số thắng lợi là bởi họ biết trước. “Biết trước thông tin không phải bởi thế lực tâm linh, không phải bởi phép loại suy, không phải bởi tính toán. Mà là từ những người biết rõ điều kiện của đối phương.”
  2. “Khi bị dồn vào tử địa thì phải đánh gấp, hết mình chiến đấu để phá vòng vây thì mới mong có cơ hội sống.”
  3. “Không được nuốt mồi do kẻ địch đưa ra. Đừng can thiệp vào một đội quân đang trở về nhà.”
  4. “Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ, không tính toán đầy đủ thì khó thắng.”
  5. “Thành công trong chiến trận đạt được bằng cách khéo léo giả vờ thuận theo ý địch.”
  6. “Hãy che dấu thực lực của mình để bí mật giành chiến thắng; Nếu để lộ thực lực thì sẽ dễ bị địch tấn công vào điểm yếu, khi đó khó tránh thất bại.”
  7. “Nếu quân lính đi lấy nước mà uống trước rồi mới đem về, thì quân đội của họ đang bị khát (Người ta có thể biết tình trạng của cả một đội quân từ hành vi của một người).”
  8. “Mục đích và mục đích cuối cùng của việc gián điệp trong tất cả 5 loại gián điệp là sự hiểu biết về kẻ thù; 5 loại gián điệp bao gồm: nhân gián, tử gián, nội gián, sinh gián, phản gián. Do đó, xét trong ba quân thì không ai thân thiết cho bằng gián điệp, không ai được thưởng nhiều cho bằng gián điệp, không việc nào bí mật cho bằng gián điệp.”
  9. “Kiến thức sâu rộng là nhận thức nhiễu loạn trước khi nhiễu loạn, nhận thức nguy hiểm trước khi nguy hiểm, ý thức hủy diệt trước khi hủy diệt, nhận thức tai họa trước khi tai họa. Hành động mạnh mẽ là rèn luyện thân thể không bị thân thể đè nặng, rèn luyện thân thể mà không bị dụng tâm, làm việc trong thế giới mà không bị thế gian ảnh hưởng, thực hiện nhiệm vụ mà không bị cản trở bởi nhiệm vụ.”
  10. “Cho dù ở vị trí thuận lợi hay bất lợi, trạng thái đối lập phải luôn hiện hữu trong tâm trí của bạn.”
  11. “Bất khả chiến bại nằm ở đội phòng thủ, khả năng tất thắng nằm ở đội tấn công.”
  12. “Địch giữ được “mặt tiền” thì mặt sau mỏng yếu, giữ được bên trái thì bên phải yếu mỏng. Binh lực mỏng là vì phòng bị khắp nơi, binh lực dồi dào là nhờ buộc địch phải phòng bị khắp chỗ.”
  13. “Khiến quân địch đến nơi ta làm chủ trước là kết quả của việc dùng lợi nhỏ nhử địch. Khiến địch không thể đến nơi chúng muốn, ấy là do ta ngăn cản được chúng. Người giành được đất tranh trước thì nhàn, kẻ đến sau thì nhọc. Lấy sức nhàn mà đánh sức nhọc thì thắng.”
  14. “Không biết ý đồ chiến lược của các nước lân cận thì không thể kết giao.”
  15. “Một chiến binh mà vui buồn không lộ ra mặt, thận trọng, bình tĩnh, không nóng nảy, không tham lợi lộc thì mới dành chiến thắng.”
  16. “Việc kiểm soát quân đông có cùng nguyên tắc với việc kiểm soát quân ít: chỉ đơn giản là vấn đề phân chia quân số.”
  17. “Phép dụng binh, gấp mười lần địch thì bao vây, gấp năm lần địch thì tấn công, gấp đôi thì chia ra mà đánh, bằng địch thì phải đánh khéo, kém địch thì rút, tránh giao tranh với địch. Binh yếu mà đánh thẳng tất bị bắt.”
  18. “Trật tự hay rối loạn tùy thuộc vào tổ chức biên chế; can đảm hay khiếp sợ là do ưu thế tạo nên; mạnh mẽ hoặc suy yếu tùy thuộc vào sách lược bày binh bố trận.”
  19. “Quân mạnh tướng yếu là hỏng. Tướng mạnh quân yếu là hãm.”
  20. “Người giỏi dụng binh trước hết phải làm mình không bại, và sau đó chờ đợi cơ hội để đánh bại kẻ thù.”
  21. “Ném binh vào đất mất rồi mới còn, để binh bị vây hãm ở tử địa rồi sau mới cho sống. Để cho binh thấy sự nguy hại đe dọa rồi sau ta mới làm chủ sự thắng bại được.”
  22. “Dự đoán chiến thắng mà không hơn nhiều người thì chưa gọi là giỏi trong những người giỏi, thắng 1 trận mà thiên hạ gọi là giỏi thì cũng chưa gọi là giỏi trong những người giỏi. Cũng như nâng một mái tóc mùa thu thì không kể là khoẻ, nhìn thấy nhật nguyệt không kể là mắt tinh, nghe được sấm sét không kể là tai thính.”
  23. “Đội quân chiến thắng bao giờ cũng tạo điều kiện để thắng, sau mới giao tranh, đội quân chiến bại thường giao tranh trước, sau mới tìm chiến thắng bằng sự cầu may.”
  24. “Mọi người có thể nhìn thấy các chiến thuật mà tôi chế ngự, nhưng điều mà không ai có thể nhìn thấy là chiến lược hình thành nên thành công của tôi.”
  25. “Nếu ta muốn giành lợi thế trước đối thủ, chúng ta đừng áp đặt suy nghĩ của mình, hãy giả làm theo sắp xếp của đối phương để biến chúng thành lợi thế của ta. Dùng mồi để dẫn dụ đối phương. Làm cho đối phương tự rối loạn, rồi đè bẹp chúng.”
  26. “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm cho toàn quân địch chịu khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn. Làm nguyên lữ quân địch, tốt địch, ngũ địch khuất phục là thượng sách, đánh nó là kém hơn.”
  27. “Nếu bạn không tận dụng cơ hội để thăng tiến và thưởng cho những người xứng đáng, cấp dưới của bạn sẽ không thực hiện mệnh lệnh của bạn, và thảm họa sẽ xảy ra.” “Phần thưởng cho chiến công không nên bị hoãn lại dù trong một ngày.”
  28. “Chúng ta không thích hợp để dẫn đầu một đội quân hành quân trừ khi chúng ta đã quen thuộc với hình thế của đất nước – núi rừng, cạm bẫy và vách núi, đầm lầy và vũng lầy của nơi đó.”
  29. “Lúc đầu, hãy làm bộ ngây thơ – e ấp như thiếu nữ, cho đến khi địch sơ hở; sau đó hãy lao vào tấn công bất ngờ để kẻ địch không kịp trở tay. Muốn đánh chiếm chỗ thiết yếu nào thì phải giấu kín ý định của ta, phải tùy theo tình hình của địch mà sắp đặt kế hoạch chiến đấu.”
  30. “Trong binh pháp có chín thế đất khác nhau: 

(1) Thế đất ly tán; (2) Thế đất dễ lui (vào cạn); (3) Thế đất tranh giành;  (4) Thế đất giao thông; (5) Thế đất ngã tư; (6) Thế đất khó lui(vào sâu); (7) Thế đát khó đi lại; (8) Thế đất vây bọc; (9) Thế tử địa.” 

  1. “Ở đất khó đi lại thì nên bỏ đi nơi khác. Ở đất vây bọc thì nên dùng mưu. Ở tử địa thì nên liều đánh. Ở đất giao thông thì chớ đóng binh ngăn đường. Ở đất ngã tư, thì nên kết giao với các nước chư hầu.”
  2. “Khi ta muốn tấn công thì cho dù địch đang ở trong thành cao hào sâu cũng phải ra giao chiến. Bởi ta tấn công vào nơi mà địch buộc phải ra chi viện.”
  3. “Khi một lực lượng xâm lược băng qua một con sông trong cuộc hành quân, đừng tiến lên giao chiến ở giữa dòng. Tốt nhất là để một nửa quân địch vượt qua, rồi mới tấn công.”
  4. “Đội quân mà trên dưới nghiêm trang, nhất tề đồng lòng, tinh thần hăng hái thì sẽ dành chiến thắng.”
  5. “Liên tiếp trao thưởng hạ cấp là dấu hiệu của địch đang tuyệt vọng, không có kế sách ứng phó. Liên tiếp trừng phạt hạ cấp là dấu hiệu địch đang kiệt quệ, quẫn bách.”
  6. “Nếu trong lúc nguy cấp, ta biết giành được lợi thế, thì có thể chuyển bại thành thắng.”
  7. “Đừng lặp lại các kế sách đã giúp bạn giành chiến thắng, mà hãy để kế sách đó được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh, còn gọi là “tùy cơ ứng biến.”
  8. “Thống lĩnh toàn quân gặp địch tấn công mà không bị bại trận, ấy là nhờ vào thuật biến hóa kỳ ảo khi dùng binh là biến hóa của kỳ và chính. Dùng binh công địch được thế như lấy đá chọi trứng, ấy là nhờ biết vận dụng chính xác tránh thực chọn .”

Trên đây là 100 câu nói tinh hoa của Tôn Tử về phép dụng binh mà Jessica Thảo Nguyễn tâm đắc. Bạn tâm đắc nhất là câu nào, hãy để lại bình luận nhé.

Jessica tổng hợp, phiên dịch, biên tập

20 câu nói tinh hoa của Gia Cát Lượng

20 câu nói kinh điển nổi tiếng của Tào Tháo

136 câu nói uyên bác của Khổng Tử

Youtube Ý Nghĩa Sống

Youtube Jessica Thảo Nguyễn

Tiktok Jessica Thảo Nguyễn

Fanpage Jessica Thảo Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang