Đôi nét về thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926 – 2022), là một thiền sư, giảng sư nổi tiếng theo Phật Giáo Đại Thừa, tác giả, diễn giả, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam.
Ngài xuất gia năm 16 tuổi, sống tại Pháp hơn 40 năm, về Việt Nam vào năm 2005, và sống tại Tổ Đình Từ Hiếu (Huế) cho đến khi viên tịch vào năm 95 tuổi.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo tại Đại học Columbia vào năm 1963 và từng giảng dạy tại đây. Ngài đã đi đến nhiều nước trên thế giới để thuyết pháp, trò chuyện. Ngài còn được biết đến với vai trò là người sáng lập tông phái Truyền Thống Làng Mai, người đưa ra khái niệm Phật Giáo Dấn Thân.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh được một số tờ báo đánh giá là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ngài còn được biết đến là tác giả của hơn 100 đầu sách, trong đó có hơn 70 cuốn bằng tiếng Anh. Qua đó cho thấy tầm ảnh hưởng của Thầy Thích Nhất Hạnh là vô cùng lớn trên khắp thế giới. Chính vì thế Chúng tôi Ý Nghĩa Sống xin gửi đến độc giả 100 câu nói, danh ngôn hay của Thầy Thích Nhất Hạnh. Chúng ta cùng xem những câu nói, lời hay ý đẹp từ Thầy nhé.
Xem thêm những bài viết khác:
36 câu nói đáng suy ngẫm của nhà văn Lỗ Tấn
100 câu nói kinh điển của vua Kungfu Lý Tiểu Long
100 câu nói tinh hoa từ Thầy Thích Nhất Hạnh
- “Mỗi sáng thức dậy tôi lại mỉm cười và hai mươi tư tiếng hạnh phúc sẽ ở ngay trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn ý nghĩa cho từng giây và nhìn mọi điều bằng áпh mắt từ bi.”
- “Đôi khi niềm vui chính là nguồn gốc của nụ cười, nhưng đôi khi nụ cười có thể lại là suối nguồn niềm vui của bạn.”
- “Hơi thở chính là cây cầu kết nối sự sống và ý thức của con người. Khi gặp phải những chuyện buồn trong cuộc sống, hãy hít một hơi thật sâu, thở ra và cho qua mọi thứ.”
- “Sự giác ngộ luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người. Những giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới sự giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra mình vẫn đang sống, đó cũng là lúc bạn chạm tay vào điều kì diệu của việc được sống và yêu thương mỗi ngày. Đó cũng là một loại giác ngộ.”
- “Nơi nào không có bùn thì không có sen. Cũng như thế khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện. Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn. Sen và bùn cũng như trái và phải, hễ cái trái có đó là cái phải có đó cùng một lượt. Nhờ tiếp xúc được với khổ đau, lắng nghe khổ đau thì ta mới làm phát hiện được cái hiểu biết và cái thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc.” —Thầy Làng Mai (Con đường thánh thiện) — Thầy’s Dharma talk July 22nd, 2011 (Happiness is Made of Non-Happiness)
- “Bạn chỉ đẹp khi là chính bạn. Bạn đâu cần sự công nhận của người khác. Bạn chỉ cần chấp nhận chính mình mà thôi.”
- “Hạnh phúc là khi chúng ta được sống đúng với chính mình. Bạn không cần người khác phải thừa nhận điều đó, chỉ cần bạn hiểu và hạnh phúc là đủ đầy.”
- “Những hạt giống khổ đau trong ta có thể còn rất lớn, nhưng đừng đợi cho đến khi không còn khổ đau mới cho phép mình hạnh phúc.”
- “Sống trong giây phút hiện tại là một phép lạ. Phép lạ không phải là đi trên mặt nước. Phép lạ là đi trên hành tinh xanh xinh đẹp này trong giây phút hiện tại, biết trân quý sự bình an và vẻ đẹp có sẵn ngay bây giờ.” — Thich Nhat Hanh (Touching Peace: Practicing the Art of Mindful Living)
- “Nếu không có khả năng trở về với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây thì không thể nào nhận diện được chính mình, nhận diện được hạnh phúc cũng như khổ đau của mình.”
- “Khi quán sát tự thân, ta thấy Đất Mẹ có trong ta, Mặt Trời và cả những vì sao rất xa cũng có trong ta. Ta và Đất Mẹ không phải là hai thực tại riêng biệt. Đất Mẹ chính là ta, ta là đất Mẹ.”
- “Đất Mẹ không phải chỉ là môi trường. Sống như thế nào để cho đất Mẹ tiếp tục được xanh tươi, bởi Đất Mẹ khô héo thì ta cũng khô héo.”
- “Sự có mặt của đất Mẹ là sự có mặt của chính ta, và nhìn sâu tự tánh của ta và của Mẹ đều là vô sinh bất diệt. Sinh mạng ta không phải chỉ được giới hạn trong 100 năm, bởi vì ta với Mẹ không phải hai.”
- “Con đã được biểu hiện từ Đất Mẹ, con sẽ trở về Đất Mẹ để tiếp tục được biểu hiện hàng triệu lần nữa, để cùng với tăng thân con làm công việc chuyển rác thành hoa, bảo hộ sự sống và xây dựng một tịnh độ ngay trên mặt đất này. Chúng con biết chất liệu hiểu biết và thương yêu là chất liệu căn bản để xây dựng nên tịnh độ, cho nên chúng con nguyện là trong mỗi giây phút của cuộc sống hàng ngày chúng con sẽ nỗ lực chế tác chất liệu hiểu biết và thương yêu.” —Thầy Làng Mai (Thực tập Sám Pháp Địa Xúc)
- “Hãy bước đi như thể bạn đang hôn trái đất bằng chính đôi chân của mình.”
- “Nhớ lại hồi thơ ấu, khi ta bị sốt. Mặc dầu đã được cho uống bao nhiêu thuốc nhưng không có gì làm cho ta cảm thấy khỏe khoắn hơn cho đến khi mẹ vào đặt tay lên trán. Dễ chịu làm sao! Bàn tay mẹ như bàn tay thiên thần.Bàn tay truyền mát dịu và thương yêu vào cơ thể. Bàn tay của mẹ chính là bàn tay của bạn hôm nay.”
- “Nếu có chánh niệm, nếu thực tập hơi thở có ý thức bạn sẽ nhận ra rằng bàn tay của mẹ vẫn đang còn sống động trong bàn tay mình. Rồi nếu bạn đặt tay mình lên trán thì đó chính là bàn tay của mẹ với bao thương yêu dịu hiền. Khả năng thương yêu, dịu hiền của mẹ vẫn còn đó trong bạn ngày hôm nay.”
- “Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.”
- “Bông hoa không thể tự nó có mặt được.Bông hoa chỉ có thể tương tức với ánh nắng, với cơn mưa, với đại địa.Hiện hữu nghĩa là cùng hiện hữu, là tương tức. Khi ta sống được với tuệ giác tương tức trong mỗi giây phút, ta sẽ không còn kẹt trong cái ngã nhỏ bé nữa, ta sẽ thấy rằng ta có mặt mọi nơi.”
- “Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời.”
- “Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ ‘lớn tốt’, như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi.”
- “Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết.”
- “An trú trong giây phút hiện tại là trở về quê hương đích thực của mình. Quê hương đích thực không hề bị giới hạn bởi thời gian, không gian, quốc tịch hay chủng tộc. Quê hương đích thực không phải là một ý niệm trừu tượng, với niệm và định, năng lượng của Bụt thì ta có thể tiếp xúc và sống trong quê hương ấy mỗi giây phút với sự hoàn toàn buông thư của thân và tâm.”
- “Nhiều người trong số chúng ta đã chạy cả đời, hãy tập dừng lại.”
- “Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.”
- “Mỗi ngày của bạn vẫn luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn sống chậm lại, để tâm một chút bạn sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp này.”
- “Không cần phải chạy đuổi theo, tìm kiếm hay đấu tranh. Chỉ cần trở về với mình. Chỉ cần tận hưởng hết những gì đang diễn ra đã là cách thực hành thiền định sâu nhất. Hầu hết mọi người không tin rằng chỉ cần bước đi như thể bạn chẳng có nơi nào để đi đã là đủ rồi.”
- “Hãy để bản thân giống như viên sỏi nằm dưới đáy sông, không phải làm gì cả. Khi bạn đi bộ, bạn thư thái. Khi bạn ngồi, bạn cũng thư thái.”
- “Thiền có nghĩa là trở về ngôi nhà với chính mình, bạn sẽ biết cách lo liệu những điều đang xảy ra bên trong bạn và những điều xảy ra xung quanh.”
- “Sống trọn bản thân trong hiện tại để chạm đến những điều kỳ diệu của cuộc sống trong khoảnh khắc đó. Nhiều người còn sống nhưng không chạm vào được điều kỳ diệu của cuộc sống.”
- “Hãy uống ly trà của bạn chậm rãi và tôn kính, như thể nó là trục quay của cả Trái Đất, từ từ, đều đặn, không vội đuổi theo tương lai. Sống đúng khoảnh khắc đang diễn ra. Chỉ khoảnh khắc đó là cuộc sống.”
- “Tĩnh lặng là điều cốt lõi. Chúng ta cần tĩnh lặng như chúng ta cần không khí, như cái cây cần ánh sáng mặt trời. Nếu tâm trí của chúng ta luôn chứa đầy những toan tính và lo lắng thì chúng ta chẳng thể tìm được một khoảng trống cho chính mình.”
- “Lo lắng là căn bệnh của thời đại chúng ta, bắt nguồn chủ yếu từ việc chúng ta không thể sống ở hiện tại.”
- “Không phải vĩnh cửu là điều làm cho chúng ta đau khổ. Điều làm chúng ta khổ là mong muốn mọi thứ phải kéo dài vĩnh viễn, trong khi chúng không phải như vậy.”
- “Nhiều người cho rằng sự náo nhiệt là hạnh phúc. Nhưng khi quá náo nhiệt, sẽ không có bình yên. Hạnh phúc thật sự dựa trên sự bình yên.”
- “Tôi tự hứa với lòng mình rằng tôi sẽ vui sống từng phút giây mà đời ban cho tôi.”
- “Cảm giác đến và đi như những đám mây trên bầu trời lộng gió. Ý thức về hơi thở là nơi nương tựa của tôi.”
- “Con sẽ tập nói những câu như:
- “Được nghe giọng nói quen thuộc của anh qua dây điện thoại, em rất hạnh phúc.”
- “Thấy thầy còn có mặt và còn bước đi được những bước chân vững chãi bên con, con thấy mình may mắn khôn cùng.”
- “Mẹ ơi, mẹ có biết là mẹ đã trao truyền cho con bao nhiêu là đức hạnh, tài năng và từ ái của mẹ hay không! Con rất trân quý những giờ phút được sống gần thầy, gần cha, gần mẹ, như trong giờ phút này.”” —Thầy Làng Mai (Thực tập Sám Pháp Địa Xúc)
- “Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.”
- “Tình yêu của bạn phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.”
- “Nếu bạn yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.”
- “Tình yêu đích thực là thứ mang lại hạnh phúc cho cả ta và những người ta yêu thương. Nếu nó không đem lại hạnh phúc cho cả hai bên, đó vẫn chưa phải là tình yêu đích thực.”
- “Hành động của tôi nói lên tôi là ai.”
- “Tất cả suy nghĩ, lời nói, hành động của bạn đều mang dấu ấn của riêng bạn.”
- “Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời …Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Bạn hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy.”
- “Chúng ta có xu hướng chạy trốn khỏi đau khổ và tìm kiếm hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, nếu bạn chưa đau khổ, bạn sẽ không có cơ hội trải nghiệm hạnh phúc thực sự.”
- “Không có con đường nào dẫn đến hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.”
- “Đạo Phật dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi đau khổ. Bạn phải đương đầu với đau khổ, bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó.”
- “Mọi người rất khó buông bỏ đau khổ. Họ thích những nỗi đau khổ quen thuộc hơn vì sợ hãi những điều chưa biết.”
- “Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.”
- “Hành động bất bạo động được sinh ra từ nhận thức về đau khổ, được nuôi dưỡng bởi tình thương, và chính là cách hiệu quả nhất để đối đầu với nghịch cảnh.” — Thich Nhat Hanh (Love in Action: Writings on Nonviolent Social Change)
- “Bất bạo động không có nghĩa là không hành động. Bất bạo động có nghĩa là chúng ta hành động với tình thương và lòng từ bi. Giây phút mà chúng ta ngừng hành động, chúng ta phá hoại nguyên tắc bất bạo động.”
- “Từ bi là một động từ.”
- “Vì bạn cười, bạn làm cuộc sống này đẹp hơn.”
- “Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.”
- “Đừng nghĩ rằng những kiến thức bạn hiện có là bất biến, sự thật tuyệt đối. Tránh hẹp hòi và bị ràng buộc với những quan điểm bạn đang có. Thực hành tinh thần không cố chấp vướng mắc về quan điểm để có thể được cởi mở đón nhận quan điểm của người khác.” — Thich Nhat Hanh (Living Buddha, Living Christ)
- “Sự hiểu biết có nghĩa là vứt đi kiến thức của bạn.”
- “Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.”
- “Chất chứa thêm kiến thức về đạo Phật không thể giải đáp cho bạn những thắc mắc thao thức của mình. Bạn nên học những điều mà có thể chuyển hóa được những khổ đau, hoàn cảnh khó khăn dính mắc của mình. Thầy của bạn là người sẽ giúp bạn tiếp xúc được với cuộc sống, tháo gỡ được những định kiến, những quan niệm, hờn giận và những thói quen xấu.” — Thich Nhat Hanh (Answers From the Heart)
- “Xã hội chúng ta được xây dựng trên một khái niệm rất hạn hẹp về quyền lực, đó là giàu có, sung túc, thành công nghề nghiệp, danh tiếng, sức khỏe, sức mạnh quân sự và quyền năng chính trị. Tôi xin đề nghị với bạn một thứ quyền lực khác, một thứ quyền lực vượt bậc: quyền lực giúp ta thoát khỏi sự ám ảnh của mê đắm, sợ hãi, tuyệt vọng, sự trấn ngự của kỳ thị, sân hận, ngu dốt; quyền lực giúp ta đạt được hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Đây là một thứ quyền lực mà bất cứ ai sinh ra cũng đều có quyền hưởng, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, mạnh yếu.” — Thích Nhất Hạnh (Quyền Lực Đích Thực)
- “Máy bay, súng và bom đạn không thể xóa bỏ những nhận thức sai lầm. Chỉ có lời nói bác ái và lắng nghe bằng lòng từ bi mới có thể giúp con người sửa chữa những điều đó.”
- “Giữ hòa bình và hòa giải là một trong những hành động quan trọng và mang tính nghệ thuật nhất của con người.”
- “Hoạt động cho hòa bình chính là phải nhổ gốc rễ của chiến tranh từ chính trong chúng ta và từ trái tim của con người.”
- “Con người sẽ luôn đau khổ vì bị mắc kẹt trong những quan điểm cá nhân khác nhau. Chỉ khi nào giải phóng được những quan điểm đó thì chúng ta mới được tự do và hạnh phúc.”
- “Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể trao tặng cho những người xung quanh. Thấu hiểu cũng chính là tên gọi khác của sự yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu và cảm thông cho người khác bạn cũng sẽ chẳng yêu thương được chính mình.”
- “Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.”
- “Nếu ngày nay đã có một chiều hướng tâm linh trong đời sống cũng như công việc thì “ngày mai sẽ lo về việc ngày mai”. Với sự nâng đỡ của đoàn thể tâm linh bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình.”
- “Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu chúng ta hi vọng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn thì hôm nay chúng ta sẽ sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn và đau khổ”
- “Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.”
- “Ngày hôm nay nếu bạn mỉm cười được, thảnh thơi được, an trú trong hiện tại, vui hưởng được từng bước chân, từng tách trà và từng nụ cười thì cái vốn liếng hạnh phúc ngày hôm nay sẽ làm ra cái vốn liếng hạnh phúc cho ngày mai.”
- “Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.”
- “Hàng rào chia cách giữa những truyền thống tâm linh hầu hết là giả tạo. Đức tin không có ranh giới. Sự khác nhau chỉ ở điểm nhấn mạnh mà thôi.” — Thich Nhat Hanh (Living Buddha, Living Christ)
- “Khi một người làm bạn tổn thương, trong sâu thẳm đâu đó chính họ cũng đang bị nỗi đau khổ ngự trị. Họ không đáпg trách, họ cần sự bao dung và giúp đỡ từ bạn.”
- “Chúng ta luôn đau khổ là vì những thành kiến và mẫu thuẫn. Khi nhìn cuộc sống bằng áпh mắt cởi mở hơn, chúng ta sẽ được tự do, bình yên và chẳng còn khổ đau nữa.”
- “Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể mang niềm vui và hạnh phúc tới cho người khác. Mỗi lời nói, mỗi hành động, mỗi suy nghĩ của chúng ta có thể mang đến sự đau khổ hay hạnh phúc cho mọi người.”
- “Người ta nói rằng Thượng Đế đã tạo nên con người theo hình ảnh của Thượng Đế. Nhưng có thể là loài người đã tạo ra Thượng Đế bằng hình ảnh của loài người.” — Thich Nhat Hanh (Going Home: Jesus and Buddha as Brothers)
- “Thiên đường có rất nhiều hình dạng và màu sắc trên thế giới này. Vì bạn còn đôi mắt tốt, bạn có thể cảm nhận thiên đường đó. Nên khi tôi ý thức được về đôi mắt của mình, tôi đã có một trong những điều kiện để hạnh phúc. Khi tôi chạm vào đó, hạnh phúc cũng xuất hiện.”
- “Nhẫn nhục là ôm lấy tất cả trong tình thương của mình mà không loại trừ bất cứ ai…Nhẫn nhục ở đây có nghĩa là không kỳ thị.”
- “Theo cách suy nghĩ thông thường ở đời thì hạnh phúc là hạnh phúc, khổ đau là khổ đau, hai sự kiện hoàn toàn trái ngược nhau. Đó là khuynh hướng lập luận tự nhiên của tâm tư ta. Nhưng theo nguyên tắc tương tức của Bụt dạy thì hạnh phúc và khổ đau có liên hệ mật thiết. Hạnh phúc làm bằng chất liệu của khổ đau, và khổ đau cũng làm bằng chất liệu của hạnh phúc. Giống như rác có thể làm ra hoa và hoa nếu để lâu ngày sẽ biến thành rác. Hạnh phúc cũng vô thường mà khổ đau cũng vô thường.”
- “Vì khổ đau vô thường cho nên khổ đau cũng có thể trở thành hạnh phúc, và hạnh phúc cũng vô thường cho nên nó có thể trở thành khổ đau. Vì vậy khi ta vạch ra một giới tuyến để chia hạnh phúc và khổ đau làm hai là chúng ta đã tạo ra một lầm lẫn căn bản. Ta nên biết rằng nếu chưa từng khổ đau thì chúng ta chưa có cơ hội biết được thế nào là hạnh phúc. Vì vậy cho nên chúng ta có thể nói rằng hạnh phúc và khổ đau là hai hiện tượng có tính cách tương tức, cái này chứa cái kia. Khổ đau chính là chất liệu làm ra hạnh phúc.”
- “Hạnh phúc là an lạc, không có an thì không có lạc, an trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được? Trong khi đó tâm có những cảm giác, cảm xúc như giận hờn, tuyệt vọng, bạo động, nếu không có phương pháp cụ thể thì làm sao nhận diện và chuyển hóa được những bất an của tâm?”
- “Phật giáo phải gắn liền với cuộc sống thường nhật, với nỗi đau của bạn và những người xung quanh. Bạn phải học cách giúp đỡ một đứa trẻ bị thương trong lúc duy trì hơi thở chánh niệm. Bạn phải giữ cho bản thân khỏi lạc lối trong hành động. Hành động phải đi cùng thiền”
- “Quá khứ đã qua đi, tương lai thì chưa đến. Nếu chúng ta không hướng bản thân về hiện tại, chúng ta sẽ không thể kết nối với cuộc sống.”
- “Khoảnh khắc hiện tại là lúc duy nhất chúng ta có thể kiểm soát.”
- “Sống ở đây, bây giờ không có nghĩa là bạn không bao giờ nhớ lại quá khứ hay không có trách nhiệm với tương lai. Tuệ giác của đạo Phật là mình có thể sống an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại.”
- “Thời khắc hiện tại tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Chỉ cần bạn để tâm, bạn sẽ nhìn thấy chúng.”
- “Cuộc sống chỉ có trong giây phút hiện tại.”
- “Qua tình thương của tôi dành cho bạn, tôi muốn bày tỏ tình thương của tôi đối với toàn bộ vũ trụ, toàn bộ nhân loại, và tất cả muôn loài. Bằng cách sống với bạn, tôi muốn tìm hiểu để yêu thương tất cả mọi người và tất cả các loài. Nếu tôi yêu thương bạn thành công, tôi sẽ có thể yêu thương tất cả mọi người và tất cả các loài trên trái đất … Đây là thông điệp thực sự của tình yêu.” — Thich Nhat Hanh (Teachings on Love)
- “Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.”
- “Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung.”
- “Thầy không muốn sau này quý vị xây cho thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì thầy đang trao truyền.”
- “Hôm nay chúng ta hãy sống với nhau cho có hạnh phúc, hãy đi đứng, nói cười và tiếp xử với nhau cho có hạnh phúc thì đó mới chính là sự tiếp nối thực sự. Điều đó phải xảy ra từng ngày. Đám mây sẽ không có đau buồn gì khi nó không còn mang hình tướng của đám mây tại vì nó biết rằng nó đã thành mưa, mà thành mưa thì nó vẫn tiếp tục đời sống phụng sự của nó. Và khi đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối và dòng suối lại tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả.”
- “Đức Phật có cách hiểu rất khác về sự tồn tại của chúng ta, rằng sinh và tử là ý niệm. Chúng không có thật. Việc chúng ta nghĩ rằng chúng có thật tạo ra ảo tưởng mạnh mẽ dẫn đến đau khổ. Đức Phật dạy rằng không có sinh, không có tử, không có sắp tới, không có ra đi, không có giống, không có khác, không có cái tôi vĩnh viễn, không có sự hủy diệt.”
- “Hầu hết chúng ta đều phải trải qua cuộc sống đầy những khoảnh khắc tuyệt vời và khó khăn. Nhưng với nhiều người trong chúng ta, dù khi vui mừng nhất, đằng sau đó vẫn có nỗi sợ hãi.”
- “Khi chúng ta hiểu rằng mình không thể bị tiêu diệt, chúng ta được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi. Chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống và nhìn nhận nó theo cách mới.”
- “Không sợ hãi không chỉ là điều khả thi, mà còn là nỗi vui sướng tột cùng. Khi bạn không sợ điều gì cả, bạn tự do.”
- “Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.”
- “Cơ thể này không phải của ta, ta không bị giới hạn bởi cơ thể này. Ta là cuộc sống không có ranh giới. Ta chưa bao giờ được sinh ra. Ta chưa bao giờ chết.”
- “Hãy cười, thở và bước đi thật chậm.”
- “Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.”
Như vậy là chúng tôi vừa gửi đến bạn 100 câu nói hay từ vị thiền sư nổi tiếng không cả chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Thầy Thích Nhất Hạnh đã truyền cảm hứng cho không biết bao nhiều người ở khắp mọi nơi qua những bài giảng, những cuốn sách quý giá của Thầy. Chúng tôi cho đăng những câu nói của Thầy lên Ý Nghĩa Sống cũng với mục đích gửi những lời nói, danh ngôn, suy nghĩ đầy ý nghĩa, sâu sắc của Thầy đến được nhiều người hơn, để giúp thay đổi cuộc sống của bạn. Mong rằng bạn sẽ được truyền cảm hứng, truyền động lực từ Thầy, vị thiền sư vị đại Thích Nhất Hạnh. Xin chúc bạn những điều tốt đẹp nhất.
Jessica Thảo Nguyễn tổng hợp, phiên dịch và biên tập
Xem Thêm:
20 câu nói tinh hoa của Gia Cát Lượng
20 câu nói kinh điển nổi tiếng của Tào Tháo
Những câu nói khôn ngoan của Tư Mã Ý trong Tam Quốc Diễn Nghĩa